Banner left

Hình tượng Rồng trong tâm thức người Việt

Hình tượng Rồng trong tâm thức người Việt

Trong hàng trăm ngàn hiện vật quý đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử quốc gia, có rất nhiều hiện vật trang trí hình tượng Rồng và được thể hiện trên mọi chất liệu như đá, đồng, gốm… đặc biệt là hình tượng Rồng trên đồ vàng, bạc ngọc…

Trong hàng trăm ngàn hiện vật quý đang được lưu giữ tại bảo tàng Lịch sử quốc gia, có rất nhiều hiện vật trang trí hình tượng Rồng và được thể hiện trên mọi chất liệu như đá, đồng, gốm… đặc biệt là hình tượng Rồng trên đồ vàng, bạc ngọc…

Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: “Bước vào thế kỷ 11 tức là bước vào thời Lý, Rồng trang trí trong nghệ thuật mới được định hình. Và theo các tài liệu nghiên cứu mới chỉ thấy Rồng từ thời Lý. Rồng thời này rất đẹp, có thể thấy trên đá đề, gạch ngói và lá đề trang trí kiến trúc, gạch xây tháp bằng cả chất liệu đá cũng như đất nung, cấu trúc ổn định mang tính đối xứng. Đến nay, chúng ta thấy nhiều món hàng mỹ nghệ vẫn trang trí bằng hình Rồng, tuy nhiên quan niệm về Rồng có khác trước. Bây giờ, hình tượng Rồng chỉ mang tính hồi khối trong trang trí và là một sự tiếp nối mà không mang ý nghĩa nguyên thủy nữa”.

Rồng từ thời Lý là tượng trưng cho ước mơ của cư dân trồng lúa nước, mình dài thân trơn và uốn lượn thành nhiều vòng uyển chuyển. Hình tượng Rồng từ lâu đã mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người Việt. Trải qua tiến trình lịch sử cho đến nay, hình tượng Rồng vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh.

Hình tượng Rồng xuất hiện sớm từ buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển liên tục qua các thời kỳ và trở thành một trong những hình tượng chủ đạo của một số loại hình nghệ thuật Việt Nam.

Hình tượng Rồng thời Lý thường được gọi là “Rồng đất” và thường được trang trí với dáng vẻ hiền từ, uyển chuyển. Rồng không có vảy, không sừng, đuôi tròn, to, được tạo trên nền hoàn toàn là dây, lá chứ không trên nền mây và sóng nước. Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối.

Còn hình tượng Rồng thời Trần có vẻ dũng mãnh hơn, đầy sức sống, thân Rồng mập, uốn lượn không đều, có vây, có vảy bụng chứ chưa có trên thân, đầu chỉ có 2 bờm, chân 3 móng….

Đến thời Trịnh Nguyễn, hình tượng Rồng vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình Rồng mẹ có bầy Rồng con quây quần, Rồng đuổi bắt mồi, Rồng trong cảnh lứa đôi...

Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế.

Hình tượng Rồng còn được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực như múa lân trong các trò chơi dân gian, hội hè, khai trương… với hy vọng Lân, Rồng mang lại vận may hạnh phúc ấm no. Hay như trong việc xây dựng cung điện, lăng tẩm, đình chùa, miếu mạo… đều được các nhà địa lý xem xét tới long mạch với những trang trí nhiều Rồng. Có thể thấy, hình tượng Rồng đã hiện diện không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, hình tượng Rồng đã mai một dần không còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, tối thượng như trước. Tuy nhiên, nó vẫn là đề tài sáng tác trong nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội họa… Và dù thế nào đi nữa, Rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.

Các Tin Khác :
Hotline: (+84)986 986 298